Kế hoạch

Lượt xem:

Đọc bài viết

 

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TP. BUÔN MA THUỘT

         TRƯỜNG THCS LÊ LỢI

           CỘNG HÒA XÃ CHỦ NGHĨA VIỆTNAM

                      Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

                    Số: 01/KH-CM           Buôn Ma Thuột, ngày 24 tháng 09  năm 2021

 

KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN

TRƯỜNG THCS LÊ LỢI

NĂM HỌC 2021 – 2022

 

  1. CĂN CỨ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH:

Căn cứ Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông;

Căn cứ Quyết định số 404/QĐ-TTg ngày 27/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông;

Căn cứ Chỉ thị số 16/TT-TTg ngày 18/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông theo Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông;

Căn cứ Thông tư số 32/2018/TT-BGD ĐT ngày 26/12/2018 của Bộ giáo dục và đào tạo về Ban hành chương trình giáo dục phổ thông;

Căn  cứ Chỉ thị số Số: 800/CT-BGDĐT ngày 24/8/2021của Bộ trưởng  Bộ GD&ĐT về nhiệm vụ và giải pháp năm học 2021 – 2022 của ngành giáo dục;

Thực hiện Quyết định số 2183/QĐ-UBND ngày 12/8/2021 của UBND tỉnh Đắk Lắk về ban hành khung kế hoạch thời gian năm học 2021-2022 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên;

Thực hiện hướng dẫn  số 1247/SGDĐT-GDDT ngày  28 tháng 8  năm 2021 của Sở Giáo dục và Đào tạo về việc “Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2021- 2022;

Căn cứ Hướng dẫn số 502/PGDĐT-THCS, ngày 23/9/2021 của Phòng GDĐT TP Buôn Ma Thuột về hướng dẫn thực hiện chương trình GDPT cấp THCS và đảm bảo an toàn trong điều kiện ứng phó với dịch Covid 19  năm học 2021 – 2022;

– Căn cứ Kế hoạch nhiệm vụ năm học năm học 2021 – 2022 của trường THCS Lê Lợi, nay bộ phận chuyên môn nhà trường xây dựng kế hoạch giáo dục năm học 2021 – 2022 cụ thể như sau:

  1. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH NHÀ TRƯỜNG ĐẦU NĂM HỌC:
  2. Cán bộ, giáo viên, nhân viên:
Thành phần Tổng số Quản lý Giáo viên Nhân viên
TS Nữ TS Nữ TS Nữ TS Nữ
CB,GV, NV 40 30 2 0 30 25 7 4
DTTS  4  4 0 0  4  4 0 0
Đảng viên 16 11 2 0 12 10 2 1

 

  Biên chế tổ chuyên môn:

Tổ Số GV Họ tên tổ trưởng Số GV/Chuyên môn đào tạo
Văn – Sử – Địa 07 Nguyễn Thị Hài

 

Văn: 03; Văn sử: 1; Sử 1; Địa -ktnn: 3
Toán – Tin 07 Trần Thị Kim Chí

 

Toán – kt: 4; Toán; 1; Toán-Tin: 1;Tin: 01.
Anh – GDCD – Nhạc – Mt 08 Đinh Vũ Mai Tâm Anh: 03; TD:02; MT: 01; GDCD – Nhạc: 01; Nhạc – Đ Đội: 1
Khoa học Tự nhiên 08 Nguyễn Thị Lê Na Lý: 01; Lý-ktcn: 1; Sinh – Hóa: 02; Hóa – Sinh: 01; Sinh: 01; GDTC: 02.
  1. Học sinh:
Khối Số lớp TSHS Nữ DT Nữ DT
6 4 139 76 74 42
7 4 165 83 96 45
8 4 163 84 85 44
9 3 131 78 70 43
TC 15 598 321 325 174

 

  1. Về cơ sở vật chất.

Tổng số phòng học: Trường có đủ 16 phòng học phục vụ cho 15 lớp học 1 buổi, có đủ bàn ghế theo yêu cầu.  phòng bộ môn và phòng làm việc  các bộ phận đầy đủ

08 bộ môn trong đó: 01 phòng Tin, 01 phòng Tiếng Anh, 01 thực hành Vật lý, 01 Phòng thực hành môn Hóa Học, 01 Phòng thực hành sinh học, 01 phòng công nghệ, 01 phòng thiết bị,  01 phòng thư viên đạt chuẩn.

+ Máy chiếu đa năng: 04 chiếc.

+ Máy tính: 35 chiếc để bàn. Máy tính xách tay: 7 cái.

+ TV Soni 5 chiếc.

– Cảnh quan môi trường sạch đẹp, an toàn, thân thiện

  1. BỐI CẢNH GIÁO DỤC CỦA ĐỊA PHƯƠNG VÀ NHÀ TRƯỜNG.
  2. 1. Bối cảnh bên ngoài:

1.1 Thời cơ

–  Trường THCS Lê Lợi được sự quan tâm chỉ đạo của phòng GD & ĐT TP Buôn Ma Thuột, các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương. Đặc biệt là sự quan tâm, gần gũi bằng tình cảm, vật chất của Ban đại diện cha mẹ học sinh nhà trường;

– Có 19/31 đồng chí giáo viên trình độ đạt trên chuẩn chiếm (61%), có chi bộ với 16 đảng viên;

– Trường có đủ 16 phòng học phục vụ cho 15 lớp học 1 buổi, có đủ bàn ghế theo yêu cầu.  phòng bộ môn và phòng làm việc đang trên bước hoàn chỉnh

– Đội ngũ giáo viên nhiệt tình, có trách nhiệm, an tâm công tác, đoàn kết, thương yêu giúp đỡ lẫn nhau. Có nhiều giáo viên trẻ có tinh thần học hỏi để nâng cao tay nghề, tiếp cận với công nghệ thông tin và phương pháp mới.

–  Trường có cây xanh bóng mát, tạo không khí trong lành, mát mẻ, môi trường sư phạm thân thiện.

–  Ban đại diện cha mẹ học sinh nhiệt tình, luôn tạo điều kiện ủng hộ toàn diện các hoạt động của thầy và trò.

– Thời đại công nghệ thông tin phát triển tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ, giáo viên cập nhật thông tin, kiến thức kịp thời, nhanh chóng để phục vụ cho việc dạy, học.

1.2. Thách thức

– Sự đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng giáo dục của cha mẹ HS và xã hội trong thời kỳ hội nhập và phát triển.

– Yêu cầu về chất lượng đội ngũ CBQL, GV, NV phải đáp ứng được yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện Giáo dục và Đào tạo.

– Yêu cầu ngày càng cao về việc ứng dụng CNTT trong công tác quản lý và dạy học cũng là một trong những thách thức đối với đội ngũ CBQL, GV, NV nhà trường.

– HS vào học lớp 6 năm học 2021 – 2022 chưa được tiếp cận với chương trình GDPT 2018 ở năm học 2020 – 2021 (ở bậc Tiểu học). Lớp HS này chắc chắn sẽ có những khó khăn nhất định trong việc tham gia học tập chương trình lớp 6 của chương trình GDPT 2018.

– Ngoài những thách thức ở trên thì việc nhà trường được trao quyền tự chủ trong việc xây dựng chương trình giáo dục, việc thực hiện chương trình, sách giáo khoa trong các hoạt động dạy, học, chỉ đạo, quản lý đối với hoạt động dạy học theo định hướng phát triển PC và NL và tổ chức dạy học tích hợp cũng là một trong những thách thức đối với CBQL, GV và HS của nhà trường.

  1. Bối cảnh bên trong

2.1. Điểm mạnh của nhà trường

* Cán bộ, giáo viên, nhân viên:

– Trường có đủ số lượng GV, rình độ ĐHSP 19/31 đ/c.  Nhà trường luôn đoàn kết, nhiệt tình và có trách nhiệm cao.

– PHT của nhà trường đã  hoàn thành các lớp bồi dưỡng cán bộ quản lý, TC LLCT, chứng chỉ tiếng Anh…

– Về HS: Có khoảng trên 50% HS  có tinh thần hiếu học, năng động có ý thức học tập tốt, tích cực rèn luyện chăm ngoan.

– Về tài chính cơ sở vật chất, trang thiết bị của nhà trường: Nhà trường có đủ số lượng phòng học văn hóa, đáp ứng yêu cầu 1 lớp/phòng. Có phòng tin học,  phòng thư viện đạt chuẩn…

– Truyền thống của nhà trường: Trường THCS Lê Lợi được UBND tỉnh Đăk Lăk công nhận là trường THCS đạt chuẩn Quốc Gia năm 2013. Từ ngày thành lập đến nay, trường liên tục được công nhận là tập thể Lao Động tiên tiến và xuất sắc cấp TP, được phụ huynh học sinh tin tưởng.

– Những điểm mạnh của hoạt động dạy và học trong nhà trường: Nhà trường tổ chức xây dựng kế hoạch giáo dục hàng năm khá chặt chẽ, kịp thời. Đội ngũ GV nhiệt tình, tích cực trong hoạt động đổi mới PPDH, KT-ĐG theo định hướng phát triển PC, NL HS. Các hoạt động sinh hoạt về chuyên môn được tổ chức đạt hiệu quả cao.

2.2. Điểm yếu

– Nhà trường vẫn còn khoảng trên 20% GV còn hạn chế trong việc ứng dụng CNTT vào hoạt động dạy học và các hoạt động giáo dục.

– Địa bàn tuyển sinh của trường là gồm các thôn và buôn đồng bào dân tộc thiểu số nên chất lượng đầu vào tương đối thấp, 54,42% là học sinh dân tộc còn gặp khó khăn trong học tập đặc biệt là môn Tiếng Anh, Văn và Toán.

– Nhà trường đã tích cực chỉ đạo đổi mới PPDH, KT-ĐG… theo định hướng phát triển PC, NL HS, nhưng vẫn còn khoảng trên 10% GV còn chậm trong việc áp dụng các PPDH tích cực, chưa đa dạng các hình thức tổ chức dạy học.

– Vẫn còn khoảng 50% GV của trường có kỹ năng tổ chức các hoạt động giáo dục ngoại khóa và các hoạt động giáo dục tập thể còn hạn chế.

– Là trường vùng xa trung tâm TP và trường có học sinh dân tộc tiểu sổ chiếm 54,99 nên chất lượng vất vả hơn các trường trong cum thi đua.

2.3. Định hướng xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường

Căn cứ vào các yếu tố về thời cơ, thách thức cũng như các điểm mạnh, điểm yếu của nhà trường. Trường THCS Lê Lợi định hướng xây dựng kế hoạch giáo dục năm học 2021 – 2022 như sau:

– Phát huy quyền tự chủ của nhà trường trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục dựa trên khung chương trình giáo dục GDPT 2018.

– Kế hoạch giáo dục nhà trường năm học 2021 – 2022 của nhà trường phải đảm bảo đúng hướng dẫn của Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT, phù hợp với các điều kiện các nguồn lực của nhà trường và tình hình thực tế của địa phương.

– Kế hoạch giáo dục phải có tính kế thừa và phát huy được truyền thống hoạt động dạy và học của nhà trường. Tận dụng được thời cơ, phát huy được thế mạnh đồng thời khắc phục được những hạn chế (điểm yếu), từng bước vượt qua được những thách thức mà nhà trường đang gặp phải.

– Trường thực hiện 100% các lớp học 1 buổi/ngày.

  1. NHIỆM VỤ CHUNG:
  2. Bảo đảm an toàn trường học; chủ động, linh hoạt thực hiện chương trình, kế hoạch năm học để ứng phó với diễn biến khó lường của dịch Covid-19.

2.Triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ GDĐT (Chương trình GDPT 2018) đối với lớp 6, tiếp tục thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/5/2006 của Bộ trưởng Bộ GDĐT (Chương trình GDPT 2006) đối với các lớp từ lớp 7 đến lớp 9; bảo đảm hoàn thành chương trình năm học đáp ứng yêu cầu về chất lượng giáo dục trong tình huống diễn biến phức tạp của dịch Covid-19.

3.Tiếp tục đẩy mạnh công tác đảm bảo chất lượng giáo dục; chú trọng phát triển mạng lưới trường, lớp, đội ngũ nhà giáo và cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia; duy trì, nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục trung học cơ sở.

4.Tiếp tục đẩy mạnh đổi mới cơ chế quản lí giáo dục; thực hiện quản trị trường học dân chủ, kỷ cương, nền nếp, chất lượng và hiệu quả giáo dục trong các nhà trường; triệt để đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá học sinh; xây dựng Trường học hạnh phúc.

  1. NHIỆM VỤ CỤ THỂ:

I/ Xây dựng kế hoạch tổ chuyên môn:

– Căn cứ vào kế hoạch thời gian thực hiện chương trình các môn học, các tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn, bao gồm Kế hoạch dạy học các môn học và kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục theo mẫu Phụ lục I

– Việc tổ chức các hoạt động giáo dục tổ chuyên môn nếu được giao chủ trì hoạt động nào thì tổ trưởng chuyên môn xây dựng kế hoạch cụ thể để tổ chức hoạt động đó, nội dung kế hoạch bao gồm các thành phần cơ bản sau: mục đích, yêu cầu, nội dung, hình thức và chương trình tổ chức hoạt động; tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động đối với các đối tượng tham gia; thời gian và địa điểm tổ chức, nguồn được huy động để tổ chức thực hiện.

-Thực hiện sinh hoạt tổ/ nhóm chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học; định kỳ sinh hoạt chuyên môn để xây dựng bài học minh họa, tổ chức dạy học và dự giờ để phân tích, rút kinh nghiệm giờ dạy dựa trên phân tích hoạt động học của học sinh. Việc dự giờ, thăm lớp của giáo viên được thực hiện theo kế hoạch sinh hoạt chuyên môn của tổ/nhóm chuyên môn và không đánh giá, xếp loại giờ đối với giáo viên được dự giờ.

  1. Đối với lớp 6:

Việc xây dựng và tổ chức thực hiện KH tổ chuyên môn (gồm KHDH các môn học, KH tổ chức các hoạt động giáo dục), kế hoạch giáo dục của giáo viên, kế hoạch bài dạy (giáo án) được thực hiện theo Công văn số 5512/BGDĐT-GDTrH ngày 18/12/2020 của Bộ GDĐT về việc xây dựng và tổ chức thực hiện KHGD của nhà trường (gọi tắt là Công văn 5512)

Các tổ/nhóm chuyên môn xây dựng kế hoạch dạy học các môn học và tổ chức các hoạt động giáo dục của tổ chuyên môn tham khảo phụ lục I; kế hoạch giáo dục của giáo viên (tham khảo phụ lục II), kế hoạch bài dạy (tham khảo phụ lục III). Đưa phân phối chương trình vào trong chỉnh thể kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn (phụ lục I)

  1. Đối với các lớp từ lớp 7 đến lớp 9:

– Vận dụng khung kế hoạch dạy học các môn học mà Sở đã ban hành, phát huy tính chủ động, sáng tạo của tổ chuyên môn và giáo viên trong việc xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục của tổ chuyên môn, kế hoạch bài dạy (giáo án) của giáo viên, đáp ứng yêu cầu thực hiện hiệu quả các phương pháp dạy học tích cực nhằm phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh. Khuyến khích, động viên các tổ/nhóm chuyên môn tham khảo các phụ lục I, II, III ở lớp 6 để tiếp cận và chuẩn bị cho đổi mới ở những năm học tiếp theo.

  II/ Tổ chức dạy học các môn học và hoạt động giáo dục ở lớp 6 theo chương trình GDPT 2018.

– Căn cứ vào phân phối chương trình đã được thống nhất trong nhà trường để phân công chuyên môn, phân chia thời khóa biểu và tổ chức dạy học hợp lý, đặc biệt là các môn Khoa học tự nhiên, Lịch sử & Địa lý, Nghệ thuật, Hoạt động trải nghiệm và hướng nghiệp, chương trình GD địa phương.

1 Môn Nghệ thuật (gồm 2 nội dung Âm nhạc và Mĩ thuật) được phân công bố trí dạy đồng thời 2 phân môn.

  1. Môn Lịch sử và Địa lý (gồm 2 phân môn Lịch sử và Địa lý), mỗi phân môn được thiết kế theo mạch nội dung riêng, trong đó nhiều nội dung dạy học liên quan được bố trí gần nhau để hỗ trợ nhau; nội dung Địa lý tích hợp trong những phần phù hợp của Lịch sử và ngược lại. Kế hoạch dạy học môn học được xây dựng theo từng phân môn và được bố trí dạy đồng thời trong từng học kỳ. Việc kiểm tra, đánh giá thường xuyên được thực hiện trong quá trình dạy học theo từng phân môn. Bài KT, ĐG định kì được xây dựng bao gồm nội dung phân môn lịch sử và phân môn Địa lý theo tỷ lệ phù hợp với nội dung và thời lượng dạy học của mỗi phân môn đến thời điểm kiểm tra, đánh giá.
  2. Môn Khoa học tự nhiên (gồm 3 phân môn Sinh, Hóa, Lý): Chương trình khoa học tự nhiên bao gồm các chủ đề: Chất và sự biến đổi của chất, Vật sống, Năng lượng và sự biến đổi, Trái đát và bầu trời. Các chủ đề được sắp xếp chủ yếu theo logic tuyến tính, có kết hợp ở mức độ nhất định với cấu trúc đồng tâm, đồng thời có 1 số chủ đề liên môn, tích hợp nhằm hình thành các nguyên lí, quy luật chung của thế giới tự nhiên. Kế hoạch dạy học môn học dược xây dựng phù hợp với logic sắp xếp của chủ đề của chương trình môn học và căn cứ vào điều kiện thực tiễn nhà trường bố trí dạy đồng thời 3 phân môn trong học kỳ I, dạy đồng thời 2 phân môn Lý và Sinh trong học kỳ II. Việc kiểm tra đánh giá thường xuyên trong mỗi học kỳ được thực hiện trong quá trình dạy học môn học theo kế hoạch cụ thể từng phân môn. Bài KT, ĐG định kỳ được xây dựng gồm nội dung các chủ đề đã thực hiện theo KHDH, bảo đảm tỷ lệ phù hợp với nội dung và các thời lượng dạy học từng phân môn đến thời điểm kiểm tra, đánh giá. Thời gian thực hiện giảng dạy các phân môn được thống nhất sau buổi tập huấn do Phòng SGDĐT Tỉnh Đắk Lắk tổ chức vào ngày 29/8/2021 như sau:
  3. Dạy học tài liệu giáo dục địa phương lớp 6: Nội dung tài liệu gồm 9 chủ đề về những vấn đề cơ bản như: lịch sử, địa lý, văn hóa, kinh tế, xã hội, hướng nghiệp, môi trường,… của tỉnh Đắk Lắk. Nhà trường thực hiện phân công giáo viên dạy học các chủ đề phù hợp với năng lực của giáo viên. Kế hoạch dạy học được xây dựng theo từng chủ đề phù hợp với điều kiện tổ chức dạy học trong nhà trường, tạo thuận lợi cho học sinh liên hệ, vận dụng những nội dung kiến thức đã học trong các môn học với thực tiễn tại địa phương. Giáo viên được phân công dạy chủ đề nào thì thực hiện việc kiểm tra đánh giá thường xuyên đối với chủ đề đó theo kế hoạch. Bài KT, ĐG định kỳ được xây dựng phù hợp với điều kiện thực tiễn của nhà trường, nội dung KT, ĐG bao gồm nội dung các chủ đề đã dạy học đến thời điểm kiểm tra, đánh giá.

Trong khi chờ bộ tài liệu chính thức của Sở GDĐT về chương trình GDĐP tỉnh Đắk Lắk, nhà trường triển khai thực hiện tạm thời chương trình giáo dục địa phương theo bộ tài liệu năm học 2020 -2021 cho đến khi có chương trình chính thức của Sở GDĐT về chương trình GDĐP tỉnh Đắk Lắk.

  1. Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp lớp 6:

Chương trình HĐTN, HN bao gồm các nội dung hoạt động được tổ chức trong và ngoài nhà trường với các hình thức hoạt động chủ yếu là Sinh hoạt dưới cờ; Sinh hoạt lớp, Hoạt động giáo dục theo chủ đề và Hoạt động câu lạc bộ. Kế hoạch tổ chức các hoạt động được xây dựng phù hợp với điều kiện thực tiễn của nhà trường; tăng cường phối hợp với cha mẹ học sinh, chính quyền địa phương, các tổ chức, cá nhân có liên quan để tổ chức cho học sinh thực hiện các hoạt động trong và ngoài nhà trường. Giáo viên được phân công tổ chức hoạt động nào thì thực hiện việc kiểm tra đánh giá thường xuyên đối với hoạt động đó theo kế hoạch. Bài KT, ĐG định kỳ được xây dựng phù hợp với điều kiện thực tiễn của nhà trường, nội dung KT, ĐG bao gồm nội dung các chủ đề đã dạy học đến thời điểm kiểm tra, đánh giá. Căn cứ vào gợi ý phân phối chương trình của Phòng Giáo dục để linh hoạt vận dụng. Hàng tháng đều có sinh hoạt nhóm chuyên môn về Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp, xây dựng chủ đề thay thế chủ đề trong sách giáo khoa nếu không phù hợp với thực tiễn nhà trường.

  1. Việc dạy học ngoại ngữ:

Nâng cao năng lực giáo viên tiếng Anh về trình độ, phương pháp và nghiệp vụ sư phạm. Đôn đốc giáo viên dạy tiếng Anh bồi dưỡng trình độ B2 theo yêu cầu.

Thực hiện có hiệu quả việc kiểm tra, đánh giá năng lực tiếng Anh theo CV số 5333/Bộ GDĐT-GDTrH ngày 29/9/2014

Tổ chức có hiệu quả, thiết thực các tiết dạy Project trong chương trình GDPT 2018 đối với tất cả các khối lớp theo hướng trải nghiệm, phát triển phẩm chất và năng lực. Phát động phong trào học tiếng Anh trong nhà trường, liên kết với các trung tâm Ngoại ngữ trên địa bàn thành phố tổ chức các hoạt động của Câu lạc bộ tiếng Anh, tăng cường giao lưu tiếng Anh và các hoạt động trải nghiệm giữa nhà trường với trung tâm.

Tập trung bồi dưỡng, nâng cao chất lượng các cuộc thi tiếng Anh cấp trường để lựa chọn đội tuyển tham gia dự thi các cấp

III. Việc thực hiện hồ sơ sổ sách:

– Đối với lớp 7,8,9: thực hiện như những năm học trước, khuyến khích tham khảo các phụ lục I,II,III Sở đã ban hành

– Đối với lớp 6: Thực hiện theo Thông tư 22/2021/TTBGDĐT ngày 20/7/2021 của Bộ GDĐT về đánh giá học sinh THCS, THPT.

  1. Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, tham gia cuộc thi nghiên cứu khoa học, triễn lãm Stem, Văn học-học văn, OTE; các cuộc thi dành cho giáo viên:

Thực hiện chỉ đạo công tác bồi dưỡng học sinh giỏi trong nhà trường ở các bộ Toán – Lý – Hóa – Sinh – Sử – Địa – NN – Văn lớp 9 các môn văn. Các giáo viên nâng cao năng lực chuyên môn dạy bồi dưỡng, phấn đấu đạt kết quả tốt ở các kì thi học sinh giỏi cấp thành phố và cấp tỉnh.

  • Chỉ tiêu:

+ Các môn văn hóa khối 9  phấn đấu đạt tứ 4 -5 em cấp thành phố. và có học sinh giỏi 1- 2 được vào đội tuyển cấp Tỉnh.

+ Thi đỗ vào trường chuyên Nguyễn Du: Phấn đấu có từ 2-3 em đậu vào trường chuyên.

– Tổ chức thực hiện cuộc thi Nghiên cứu khoa học cấp thành phố: Thực hiện xây dựng kế hoạch tham gia cuộc thi Nghiên cứu khoa học, chỉ đạo các tổ chuyên môn tự nhiên và xã hội phân công giáo viên/nhóm giáo viên hỗ trợ, hướng dẫn học sinh dự thi đạt kết quả tốt cấp thành phố và cấp tỉnh

* Chỉ tiêu: Phấn đấu có 02 sản phẩm dự thi đạt giải cấp thành phố.

Động viên và tạo điều kiện cho các giáo viên tham gia tốt các cuộc thi do ngành tổ chức: E-learning cấp Bộ, cấp Sở; Giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh;

* Chỉ tiêu: Phấn đấu các sản phẩm dự thi E-learning đạt giải cấp Bộ, cấp Sở. Các giáo viên dự thi GVG cấp tỉnh đạt từ giải Ba trở lên.

  1. Đổi mới phương pháp, hình thức dạy học:

Tổ chức kiểm tra, đánh giá thường xuyên bằng nhiều hình thức như: Thuyết trình, báo cáo sản phẩm, nghiên cứu tài liệu, thực hiện đánh giá học sinh qua các hoạt động trên lớp, hồ sơ học tập, vở học tập, báo cáo kết quả dự án học tập, thực hành thí nghiệm, bài thuyết trình ở các nội dung kiểm tra thường xuyên… và kiểm tra giữa kỳ, cuối kỳ đồng loạt theo quy định, việc đánh giá xếp loại học sinh thực hiện theo thông tư 22/2021/TT-BGDĐT đối với 6; Thông tư 26/2020/TT-BGDĐT ngày 26/8/2020 về sửa đổi bổ sung và thực hiện Thông tư 58/2011/TT-BGD&ĐT của BGD&ĐT đối với 7,8,9; Chú ý việc đánh giá theo hướng mở đối với các môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý; môn GDCD đánh giá theo hướng tiến bộ trong nhận thức, trong khả năng thực hành của học sinh và quy định đánh giá. Đối với học sinh khuyết tật, chuyên biệt đánh giá theo kế hoạch cá nhân đạt được của mỗi học sinh.

Luôn có ý thức vươn lên, thực hiện tốt chương trình tự học tự bồi dưỡng nâng cao tay nghề, tích cực đổi mới phương pháp dạy học đồng bộ ở các bộ môn, từng bước tiếp cận với phương pháp chuyển tải nội dung chương trình GDPT mới, phát huy tính tích cực, tự giác trong học tập của học sinh, đa dạng hóa các hình thức học tập, chú trọng các hoạt động trải nghiệm, sáng tạo, nghiên cứu khoa học của học sinh. Tích cực dạy học ứng dụng CNTT- Truyền thông một cách có hiệu quả, thống nhất, xây dựng kế hoạch giáo dục của giáo viên và kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn phù hợp với nội dung chương trình yêu cầu và điều kiện thực hiện giáo dục của nhà trường. Tổ chức tốt Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp trường phù hợp; từng bước nâng cao nghiệp vụ chuyên môn đáp ứng với yêu cầu đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo.

Chú trọng rèn luyện cho học sinh phương pháp tự học, tự nghiên cứu để tiếp nhận và vận dụng kiến thức mới thông qua giải quyết nhiệm vụ học tập đặt ra trong bài học; đặc biệt nếu phải học trực tuyến khi có dịch bệnh xảy ra tại địa phương. Dành nhiều thời gian trên lớp trong việc truyền đạt những kiến thức trọng tâm, quan trọng; hướng dẫn học sinh những kiến thức tự học, tự nghiên cứu tại nhà.

Chủ động trong công tác phân công, sắp xếp thời gian giảng dạy chương trình giáo dục địa phương

  1. Đổi mới phương pháp, hình thức KTĐG:

1 Đối với lớp 6:

– Thực hiện theo Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT ngày 20/7/2021 của Bộ GDĐT

  1. 2. Đối với lớp 7,8,9: Tiếp tục thực hiện kiểm tra đánh giá theo Thông tư 58/2001/TT-BGDĐT-TT ngày 12/12/2001 và Thông tư 26/2020/TT-BGDĐT ngày 26/8/2020 về việc sửa đổi, bổ sung 1 số điều của Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh THCS và THPT ban hành kèm theo Thông tư 58 của Bộ trưởng Bộ GDĐT.
  2. 3. Việc thực hiện sổ theo dõi và đánh giá học sinh được thực hiện theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư 22
  3. 4. Thực hiện việc ra đề, coi, chấm kiếm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh đảm bảo đúng quy chế, thực chất, khách quan, phản ánh đúng năng lực và sự tiến bộ của học sinh.
  4. 5. Tăng cường đổi mới hình thức đánh giá thường xuyên: đánh giá qua các hoạt động trên lớp, qua hồ sơ học tập, qua kết quả thực hiện dự án học tập, nghiên cứu khoa học, kĩ thuật, qua kết quả thực hành, thí nghiệm; qua bài thuyết trình (bài trình chiếu, video…) của học sinh trong thực hiện nhiệm vụ học tập. Giáo viên có thể sử dụng các hình thức đánh giá nói trên thay cho các bài kiểm tra quy định trong chương trình GDPT hiện hành trên nguyên tắc khách quan, công bằng, công khai.

6.Thực hiện nghiêm túc việc xây dựng đề kiểm tra giữa kì, cuối kì theo ma trận và bảng đặc tả ma trận (nếu có yêu cầu). Đề kiểm tra bao gồm các câu hỏi, bài tập tự luận hoặc trắc nghiệm theo 4 mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao.

7.Tổ chức kiểm tra giữa kì chung cho từng môn ở các khối lớp trừ môn TD, Âm nhạc, MT, Tin học. Chịu trách nhiệm bảo mật đề giao cho các nhóm trưởng và tổ trưởng chuyên môn, nộp file đề về bộ phận chuyên môn nhà trường để tổng hợp và gửi về bộ phận Trung học cơ sở của Phòng giáo dục.

VII. Hoạt động ngoại khóa, hoạt động ngoài giờ lên lớp, hướng nghiệp:

Thành lập Ban HĐNGLL và pháp chế nhà trường, tổ chức y tế trường học, kiện toàn tổ chức các đoàn thể trong nhà trường tiến hành xây dựng kế hoạch hoạt động phù hợp, chú trọng việc rèn luyện kỹ năng sống trong học sinh.

Xây dựng các câu lạc bộ kiến thức, củng cố các câu lạc bộ trẻ em tiến hành hoạt động.

Tổ chức tốt giải việt dã truyền thống và Hội khỏe Phù Đổng cấp trường luyện tập để dự thi cấp thành phố.

Tổ chức tốt công tác ngoại khóa như ngoại khóa học tập, ngoại khóa về vệ sinh an toàn thực phâm, sức khỏe sinh sản vị thành niên, chống đuối nước…  – Tổ chức tốt các tiết hướng nghiệp cho học sinh lớp 9, thực hiện 9 tiết/ năm học; tập trung hướng các em chọn trường, chọn nghề sau tốt nghiệp lớp 9.

VIII. Kế hoạch kiểm tra chuyên môn:

Trên cơ sở những đặc điểm thuận lợi và khó khăn nói trên, bước vào năm học mới, thầy và trò trường THCS Lê Lợi quyết tâm khắc phục những khó khăn tiếp tục nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập tốt hơn so với năm học trước góp phần vào mục tiêu giữ vững trường chuẩn quốc gia.

1 – Chỉ tiêu phấn đấu:

1.1.Về Tập thể:

– Giữ vững danh hiệuTrường đạt chuẩn Quốc gia giai đoạn 1.

– Tập thể nhà trường đạt tập thể Lao động tiên tiến xuất sắc.

– Công đoàn cơ sở vững mạnh xuất sắc, được LĐLĐ Thành phố khen.

– 04 tổ đạt tổ Lao động tiên tiến (trong đó lao động tiên tiến xuất sắc 01 tổ).

– Đoàn đội vững mạnh xuất sắc cấp Thành phố, được Thành đoàn khen.

– Lớp tiên tiến: 15/15 lớp (trong đó có 09 lớp đạt tiên tiến xuất sắc, 6 lớp tiên tiến)

– Thiết bị đạt tiên tiến, thư viện đạt tiên tiến..

1.2. Về Giáo viên:

  1. Chỉ tiêu chất lượng bộ môn

Chỉ tiêu từ trung bình trở lên:

–  Chất lượng các bộ môn đạt  90% từ trung bình trở lên.

– Riêng môn Toán, Hóa, Anh văn: 85%. Từ trung bình trở lên, các  môn  Âm nhạc, Mỹ thuật, Thể dục đạt 99% từ trung bình trở lên.

  1. Chỉ tiêu cá nhân

– GVG cấp tỉnh: 01 đ/c. ( Nếu tổ chức)

– GVG cấp thành phố: 02 đ/c.

– Đăng ký chiến sỹ thi đua cấp cơ sở: 8 đ/c.

– UBND Thành phố khen: 8 đ/c.

– Đạt danh hiệu Lao động tiên tiến là 100% .

– Mỗi tổ chuyên môn triển khai ít nhất 04 CĐ/năm, có 04 sp qua mạng.

– Phấn đấu đạt 13 SKKN xếp cấp TP trở lên,

– Mỗi tổ CM có ít nhất 01 Sản phẩm sáng tạo KHKT có giá trị.

– Mỗi tổ CM tư vấn cho học sinh hoàn thành một sản phẩm ST KHKT.

– Trường học kết nối mỗi tổ ít nhất 09 sản phẩm hoàn thiện.

– Không có cán bộ giáo viên vi phạm quy chế chuyên môn.

– Thao giảng ít nhất 4 tiết/ giáo viên/năm

– Tối thiểu có 4 tiết dạy sử dụng CNTT /tháng/GV.

– Thực hiện nghiêm túc và hiệu quả các chủ đề trải nghiệm sáng tạo, các chủ đề dạy hoc.

– Chuyên đề: 04 chuyên đề /tổ/năm,  học kỳ I thực hiện 2 chuyên đề, học kỳ II thực hiện 2 chuyên đề

– 100% giáo viên thực hiện nghiêm túc nội quy giáo viên, quy chế chuyên môn, thường xuyên học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tham gia và hoàn thành tốt các công tác khác. Đa số giáo viên xếp loại trình độ chuyên môn từ khá trở lên, không có yếu kém, hạn chế loại trung bình.

1.3. Về học sinh:

– Xếp loại văn hoá: Giỏi 5%; Khá 35%; TB 56%; HS yếu giảm dưới 4%; không có học sinh kém. Lên lớp thẳng 97%

– Xếp loại hạnh kiểm: Tốt 80%; Khá 20%;  không có loại TB, yếu.

– Tốt nghiệp THCS 99%.

– Về học sinh giỏi tỉnh 02 em; Học sinh giỏi Thành phố 4.

– Tham gia đủ các cuộc thi mà các cấp các ngành tổ chức và đều có giải.

  1. Biện pháp và quy định thực hiện:

2.1. Về việc thực hiện nội quy của giáo viên:

– 100% giáo viên đều thực hiện nghiêm túc nội quy giáo viên, không có những biểu hiện vi phạm, sai trái đáng kể. Đặc biệt cần chú ý đến việc vắng trể vô lý do .

– 100% CB – GV – NV trong nhà trường đều phải thực hiện nghiêm túc quy định về đạo đức nhà giáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành theo Quyết định số 16/2008/QĐ-BGD&ĐT ngày 16 tháng 4 năm 2008.

– Các tổ chuyên môn thường xuyên theo dõi đối với giáo viên của tổ vi phạm và bước đầu giải quyết theo quy định. BGH sẽ  theo dõi và giải quyết các vấn đề vi phạm nền nếp của giáo viên.

2.2. Về việc thực hiện quy chế chuyên môn:

  1. Về hồ sơ chuyên môn:

– Hồ sơ tổ:

+ Có đầy đủ các loại hồ sơ theo yêu cầu, quy định của Bộ, Sở và PGD.

+ Xây dựng kế hoạch năm học, Kế hoạch giáo dục của tổ/ nhóm chuyên môn( theo tinh thần công văn 5555/BGDĐT-GDTrH ngày 08/10/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo), Kế hoạch Hoạt động trải nghiệm sáng tạo, KH môn Tiếng Anh.

– Hồ sơ cá nhân

+ Tiếp cận và sử dụng PPCT, Lịch báo giảng, sổ điểm điện tử.

+ Các tổ chuyên môn và giáo viên đều phải có đầy đủ các loại hồ sơ sổ sách của tổ và cá nhân theo quy định của Bộ, Sở GD-ĐT, Phòng GD&ĐT đồng thời phải bảo quản và ghi chép đúng quy định.

+ Các tổ chuyên môn có kế hoạch thường xuyên kiểm tra hồ sơ, hoạt động giảng dạy…. của giáo viên hàng tháng, hàng kì.

– Công tác kiểm tra nội bộ

  1. Kiểm tra nội bộ: Tiếp tục thực hiện kiểm tra hoạt động sư phạm giáo viên theo đúng quy định.
  2. Kiểm tra định kỳ: Kiểm tra hồ sơ, giáo án cá nhân, sổ ghi điểm cá nhân, lịch báo giảng, sổ đầu bài, thực hiện nội quy học sinh, việc bảo quản cơ sở vật chất, đảm bảo vệ sinh môi trường.
  3. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
  4. Trách nhiệm của Ban giám hiệu.

– Xây dựng kế hoạch Chuyên môn cho nhà trường.

– Hướng dẫn cho các tổ xây dựng kế hoạch Chuyên môn của cá nhân.

– Phê duyệt kế hoạch chuyên môn của tổ , nhóm chuyên môn của các tổ và tổ chức triển khai kế hoạch chuyên môn đến  giáo viên của nhà trường.

– Tổ chức đánh giá, tổng hợp, xếp loại, báo cáo kết quả việc thực hiên chuyên môn theo kế hoạch của các tổ và giáo viên theo quy định.

– Thực hiện chế độ, chính sách của Nhà nước đối với giáo viên thực hiện công tác chuyên môn.

– Đề nghị các cấp có thẩm quyền quyết định khen thưởng hoặc xử lý đối với cá nhân có thành tích hoặc vi phạm trong thực hiện công tác chuyên môn.

  1. Trách nhiệm của các tổ chức.

– Tham mưu tốt, kịp thời các hoạt động, trong việc xây dựng và triển khai kế hoạch chuyên môn.

– Chuyên môn sẽ phối hợp với CĐ nhà trường để phát động, tổ chức thường xuyên phong trào thi đua dạy tốt đối với giáo viên.

  1. Trách nhiệm của giáo viên.

– Xây dựng và hoàn thành kế hoạch  của cá nhân đã được phê duyệt; nghiêm chỉnh thực hiện các quy định về kế hoạch chuyên môn của tổ, của nhà trường.

– Thực hiện nghiêm túc kế hoạch đã xây dựng theo đúng tinh thần kế hoạch kịp thời, khoa học và có đánh giá, đúc rút kinh nghiệm và đồng thời có ý kiến xây dựng đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ của cá nhân nói riêng và của đơn vị nói chung.

Trên đây là kế hoạch thực hiện nhiệm vụ chuyên môn học năm học 2021-2022 của trường THCS Lê Lợi. Đề nghị các TTCM và GV giảng dạy trong nhà trường theo dõi và lập kế hoạch thực hiện cụ thể theo chức trách và nhiệm vụ được phân công. Trong quá trình thực hiện kế hoạch này sẽ có sự điều chỉnh thêm cho phù hợp nếu có vấn đề phát sinh.

Kế hoạch này được phổ biến đến toàn thể GV, tổ trưởng CM./.

 

         HIỆU TRƯỞNG

 

 

 

       Phan Văn Dũng

               PHÓ HIỆU TRƯỞNG

 

 

 

                    Phạm Văn Hậu